Microchip Technology trao học bổng cho các sinh viên xuất sắc ngành Kỹ thuật Điện tử


Microchip Technology trao 11 suất học bổng, 200 công cụ phát triển và 500 cuốn sách cho 5 trường đại học tại Việt Nam.

Các sinh viên giành học bổng nằm trong số những sinh viên xuất sắc nhất đang học năm cuối ngành điện tử của 5 trường đại học hàng đầu trong năm học 2017-2018. Ngoài sự xuất sắc trong học tập, các sinh viên đoạt giải phải chứng tỏ rằng họ nắm rõ và thành thạo các sản phẩm, công cụ phát triển của Microchip qua các dự án nghiên cứu và phát triển của mình.


Chương trình thể hiện cam kết liên tục của Microchip đối với ngành giáo dục thông qua việc cung cấp những tiện ích và nguồn lực cho các trường đại học, nhà nghiên cứu và sinh viên trên toàn thế giới. Kể từ khi bắt đầu thực hiện chương trình đầu tiên dành cho các trường đại học tại Việt Nam vào năm 2008, Microchip đã hỗ trợ các cơ sở đào tạo theo nhiều cách khác nhau, cung cấp các công cụ phát triển, sách tham khảo, và hỗ trợ thành lập các phòng thí nghiệm. Ngoài ra, Microchip cũng giám sát việc thành lập 4 phòng thí nghiệm vi điều khiển tại các trường đại học này.

Các trường đại học tham gia chương trình này gồm có: trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh.

Tốt nghiệp đại học, cụ bà 85 tuổi có ngay việc làm

Tốt nghiệp đại học, cụ bà 85 tuổi có ngay việc làm


Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1943, cụ bà Willadene Zedan, 85 tuổi nhận bằng cử nhân ĐH Marian (Wisconsin) vào ngày 18/5 mới đây. Ngay sau đó, bà dự định sẽ bắt đầu một công việc mới: hỗ trợ một bác sĩ địa phương trong việc gọi điện cho những bệnh nhân cao tuổi.



Cụ bà Willadene Zedan, 85 tuổi vừa tốt nghiệp ĐH Marian


“Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho công việc mới này” – cụ bà đã lên chức “cụ” chia sẻ.

Bà Zedan hiện đang sống ở Fond du Lac, Wisconsin, Mỹ. Năm 1998, chồng bà mất. Sau vài năm, bà Zedan đã tham gia buổi học đầu tiên ở ĐH Marian gần nhà. Sau khi nhận ra rằng mình “yêu không khí của trường đại học”, bà bắt đầu đăng ký 4 lớp học một kỳ. Cuối cùng, bà tuyên bố sẽ theo học chuyên ngành thần học bởi bà vốn có một đức tin mạnh mẽ và có vẻ như ngành học này rất phù hợp với bà.

Bà Zedan chia sẻ rằng đã rất cố gắng hòa hợp với những sinh viên khác mặc dù bà qúa già so với họ. “Tất cả sinh viên đều yêu quý tôi”.

Tuy nhiên, học tập trong trường đại học không phải là điều duy nhất mà bà đã làm được ở độ tuổi này. Số báo Xuân năm 2012 của Tạp chí ĐH Marian đưa tin bà Zedan đã dành 5 tuần tới Rome học về văn hóa Ý giai đoạn thế kỉ 19-20.

“Mỗi ngày đều là một cuộc phiêu lưu mới. Mỗi ngày, bạn không bao giờ thấy mình quá già để học tập” – cụ bà 85 tuổi khẳng định.



Cụ bà Zedan tham gia một hoạt động tập thể

Bà Lisa Kidd – giám đốc phòng Quan hệ đại học, ĐH Marian cho biết từ trước tới nay trường này chưa có bất cứ sinh viên nào tốt nghiệp ở tuổi 85 như bà Zedan. Ngoài làm công việc của mình ở trường đại học, bà Kidd cũng từng cộng tác với cụ bà Zedan trong việc chụp hình và trả lời phỏng vấn. “Làm việc với bà ấy rất thoải mái và dễ dàng. Lúc nào trong bà cũng có sự nhiệt huyết” – bà Kidd nhận xét về sinh viên lớn tuổi này.

Cụ bà Zedan nhận được lời mời làm công việc hỗ trợ bác sĩ sau khi bà kể với vị bác sĩ này về việc sắp tốt nghiệp đại học trong một lần kiểm tra sức khỏe. Không giống như nhiều sinh viên khác, bà ra trường với những kế hoạch công việc rất rõ ràng và chắc chắn.

Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122344/tot-nghiep-dai-hoc--cu-ba-85-tuoi-co--ngay-viec-lam.html

Lý do tại sao các bạn tu nghiệp sinh về nước vẫn muốn quay lại Nhật bằng con đường Du Học?

Lý do tại sao các bạn tu nghiệp sinh về nước vẫn muốn quay lại Nhật bằng con đường Du Học?
Đọc những bài báo, những trang mạng điện tử nói về TNS Việt Nam sau 3 năm tu nghiệp ở Nhật, tích lũy được một số kiến thức, tay nghề cũng như một số vốn và trở về Việt Nam, dễ dàng kiếm được một công việc như ý, thu nhập lại cao nữa. Điều đó thật đáng mừng cho thị trường lao động Việt Nam.

Thứ nhất, với cuộc sống ổn định như vậy, tại sao vẫn có nhiều bạn muốn quay trở lại Nhật để tiếp tục du học Nhật học tập và làm vệc? Có rất nhiều lý do, nhưng điều đầu tiên trong số đó có phải do mức thu nhập ở Việt Nam vẫn không cao bằng Nhật? Thật sự đúng vậy, sau khi Tu nghiệp 3 năm tích lũy được tầm 500 triệu, về Việt Nam thu nhập tầm khoảng 400-800 USD / tháng, trừ thuế và chi phí thì 1 năm khoảng 100 triệu, 3 năm được 300 triệu, so ra thì mức thu nhập bên Nhật vẫn cao hơn.

Thứ hai, khi quay trở lại Nhật bằng con đường Du học Nhật thì các bạn sẽ học được tiếng Nhật chính thức, được học theo chương trình đào tạo chính thống của Nhật, mà các bạn biết đấy, hệ thống Giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là chuẩn Quốc tế, giúp phát huy khả năng của mỗi cá nhân chứ không đào tạo thiên về lý thuyết như ở Việt Nam. Các bạn TNS lúc đi Tu Nghiệp không được học, chỉ biết làm và làm, nếu có học thì họ chỉ được học ở những trung tâm tình nguyện vào những ngày nghỉ, tuy nhiên mức độ rất sơ sài.


Thứ ba, hiện nay Việt Nam – Nhật Bản kết hợp chương trình du học Nhật vừa học vừa làm, các bạn du học sinh du học Nhật sau khi qua Nhật 3 tuần là đã có thể đi làm thêm 4h/ ngày, 28h/ tuần, chưa kể T7, CN hay các kỳ nghỉ thì các bạn được làm 8h/ ngày. Thu nhập trung bình khoảng 900 yên/h thì thu nhập các bạn phải hơn 20,000,000 VND / tháng (chưa kể những ngày làm 8h). So với thu nhập của TNS không chênh lệch nhiều và lại không bị đánh thuế, nên dây là một lợi thế cho các bạn.


Thứ tư, TNS sau khi kết thúc hợp đồng 3 năm, bắt buộc phải trở về nước. còn đối với du học sinh du học Nhật, sau khi học xong các bạn có thể ở lại Nhật làm việc thoải mái, không giớ hạn thời gian. Nếu các bạn học tập và làm việc tại Nhật trên 5 năm sẽ có cơ hội định cư tại Nhật và bảo lãnh gia đình mình qua luôn.

Thứ năm, Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa đặc sắc, đan xen giữa phương Tây và phương Đông, đến đây du học Nhật học tập và làm việc các bạn có thể giao lưu học hỏi được những cái hay, cái mới từ các bạn Quốc Tế… Đến Nhật, học tập được tính tự lập, trật tự và tác phong công nghiệp của người Nhật, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới cũng như đạt hiệu quả công việc cao.

Du học : Các chương trình đào tạo thông thường hệ cao đẳng

Du học : Các chương trình đào tạo thông thường hệ cao đẳng
Đại học không là cánh cửa duy nhất để bước vào đời, đặc biệt khi đi du học thì tiết kiệm chi phí và hiệu quả thiết thực là yếu tố quan trọng. Với du học sinh Việt Nam , du học hệ cao đẳng nhiều khi là lựa chọn tối ưu.

Đối với các bậc học chuyển tiếp giữa trung học phổ thông và đại học ,  chúng ta sẽ bắt gặp những cái tên như Associate Degree (Foundation Degree nếu ở Anh), Diploma hay High school Completion. Đâu là sự khác nhau giữa những chương trình này?

Associate Degree: Chứng chỉ hoàn tất chương trình học cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) hay còn được gọi là du học kép. Chương trình này thường được gọi như vậy bởi tính chất đặc trưng khi phải hoàn thành trung học phổ thông và cao đẳng cộng đồng trong vòng hai năm dành cho học sinh từ 16 tuổi trở lên. Và sau đó cao đẳng cộng đồng là cây cầu giúp các du học sinh đặt chân vào các trường đại học lớn ở Mỹ. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi số lượng học sinh Việt Nam lựa chọn du học kép nhiều thứ ba trên thế giới (Open Doors data 2011). Mỹ có khoảng 4.300 trường trung học nên ngay cả chính công dân Mỹ cũng lựa chọn cao đẳng cộng đồng và ước tính khoảng 46% sinh viên chọn con đường này mỗi năm để giảm chi phí.


Đây được xem như một chương trình ĐH rút gọn bởi sinh viên vẫn phải học các môn đại cương cũng như những môn chuyên ngành nhưng được rút ngắn và nhẹ hơn nhiều. Trong hai năm theo học CĐCĐ, sinh viên phải hoàn thành 90 tín chỉ (credit) để lấy bằng Associates Degree (AD), đáp ứng được yêu cầu của nhiều công sở. Nếu chưa đi làm ngay hoặc đã đi làm nay muốn học tiếp, sinh viên có bằng AD có thể ghi danh vào học các trường ĐH đa ngành bốn năm và được chuyển tiếp vào năm ba và năm tư tùy theo ngành nghề và khả năng tài chính, học vấn của mình.

Diploma: Chương trình dạy nghề, đây là chứng chỉ được cấp sau khi hoàn thành khóa học tại một trường đào tạo chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sinh viên hoàn toàn có kỹ năng thực hành kỹ thuật trong một lĩnh vực cụ thể.

Chứng chỉ này cấp phát cho các sinh viên hoàn tất một chương trình không đòi hỏi bằng cấp và thông thường chỉ kéo dài một năm hay ít hơn. Chứng chỉ này chỉ dùng cho những ngành kỹ thuật hay nghề. Điều kiện theo học cũng khá dễ dàng, sinh viên chỉ cần bằng trung học hay tương đương là đủ. Tuy nhiên, cũng có một số ngành khác như kế toán, sinh viên cần phải có một số kiến thức căn bản khác mới được theo học.

Tại sao nên chọn du học cao đẳng cộng đồng?

Cứ 10 học sinh đi du học Mỹ thì có sáu bạn chọn cao đẳng cộng đồng(du học kép) vì học phí thấp. Có thể nói đó cũng chính là lý do cơ bản nhất cho sự lựa chọn của những gia đình trung lưu. Trung bình học phí các trường cao đẳng cộng đồng khoảng 9.000-11.000 USD (tương đương 192-235 triệu đồng). Chi phí sinh hoạt chỉ khoảng tầm 10.000 USD (khoảng 214 triệu đồng)/năm. Con số này chỉ bằng 50% so với các trường ĐH hệ bốn năm. Vì vậy, sinh viên có thể giảm tổng chi phí bằng cách học hai năm đầu tại trường cao đẳng cộng đồng. Đây là yếu tố giúp gia đình sinh viên để giảm thiểu chứng minh tài chính khi đi xin visa tại đại sứ quán các nước.

Mặt khác, yêu cầu đầu vào cũng khá linh hoạt nhằm tạo điều kiện tối đa cho học sinh. Khác với các trường đại học, hệ cao đẳng cộng đồng có tiêu chuẩn đánh giá sinh viên riêng và có các chương trình tiếng Anh chuyên sâu cho sinh viên cần tăng khả năng tiếng Anh. Vì thế, trường hầu hết không yêu cầu điểm TOEFL, IELTS, SAT khi xét tuyển. Yêu cầu đầu vào về học lực cũng thấp hơn so với các trường đại học hệ bốn năm. Thông thường, đầu vào học sinh chỉ cần đạt GPA của trung học phổ thông từ 7.0 trở lên với TOEFL iBT: 61 hoặc IELTS: 5.5. Học sinh nào chưa đủ điều kiện sẽ được học thêm chương trình ESL sau khi nhập học.

Xem thêm:

Các chương trình CNTT tại Đại học Monash

Các chương trình CNTT tại Đại học Monash


Chương trình ở cấp Đại học:

· Bachelor of Business Information Systems

· Bachelor of Computer Science

· Bachelor of Information Technology and Systems

· Bachelor of Software Engineering

· Bachelor of Informatics and Computation Advanced (Honours) (*New)


Đại học tư thục đầu tiên đào tạo tiến sĩ

Đại học tư thục đầu tiên đào tạo tiến sĩ

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định cho phép Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng TP.HCM đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh.

Chương trình đào tạo tiến sĩ kinh doanh của trường được xây dựng dựa trên các chương trình tiên tiến của các trường đại học uy tín tại Hoa Kỳ.


Theo đó, nhà trường sẽ tuyển sinh vào tháng 5/2015 với 15 chỉ tiêu, chủ yếu ưu tiên cho cán bộ công nhân viên của trường sau đó tuyển sinh rộng.




Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng được thành lập theo quyết định số 518/TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ với loại hình dân lập. Đến năm 2009 Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho phép trường chuyển đổi từ Trường ĐH dân lập Hồng Bàng thành Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng thuộc loại hình trường tư thục.

Thêm Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng - khu vực phía Nam đã có 2 đại học được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh. Trước đó, ĐH Lạc Hồng ( Đồng Nai) cũng được Bộ cho phép đào tạo tiến sĩ.

Lê Huyền